Cấu trúc đề thi IELTS Speaking gồm 3 phần. Làm chủ được 3 phần này sẽ giúp đạt band cao. Trong bài viết này, Edmicro sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và tài liệu hữu ích để bạn có thể tự tin và chuẩn bị tốt nhất cho phần thi Speaking IELTS.
Cấu trúc đề thi Speaking IELTS
Phần thi Speaking IELTS gồm 3 Phần: Part 1, Part 2, Part 3 và kéo dài trong 11-14 phút. Bạn sẽ nói chuyện trực tiếp 1-1 cùng giám khảo. Toàn bộ phần thi Speaking của bạn sẽ được ghi âm lại để phục vụ mục đích chấm chữa.
- Part 1: Introduction and interview (Giới thiệu và phỏng vấn)
Giám khảo sẽ hỏi bạn khoảng 10 câu hỏi ngắn để làm quen, khởi động. Các câu hỏi liên quan đến các chủ đề quen thuộc về bản thân bạn: quê hương, gia đình, sở thích…
- Part 2: Individual long turn (Lượt nói cá nhân)
Bạn sẽ được yêu cầu nói về một chủ đề nhất định đi kèm một vài gợi ý để khai thác. Thí sinh có 1 phút để chuẩn bị và 3-4 phút để trả lời lượt nói cá nhân.
- Part 3: Discussion (Thảo luận)
Giám khảo sẽ hỏi sâu hơn về chủ đề và bài nói của bạn từ Speaking Part 2.
Chi tiết từng phần trong cấu trúc đề thi IELTS Speaking
Để có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi IELTS Speaking, bạn cần biết được những đặc điểm và yêu cầu của từng phần trong cấu trúc đó. Dưới đây là chi tiết từng phần trong cấu trúc đề thi IELTS Speaking:
Part 1: Introduction and interview
Khi mới bắt đầu bước vào phòng thi, giám khảo sẽ yêu cầu thí sinh giới thiệu về bản thân. Bạn sẽ được hỏi về tên, tuổi, và xác minh danh tính qua giấy tờ tùy thân (CCCD, CMND, Hộ chiếu). Lưu ý nhớ đem theo đầy đủ giấy tờ khi đi thi nhé.
Sau khi giới thiệu ngắn gọn, bạn sẽ được hỏi về 3 chủ đề đơn giản về bản thân như sở thích, gia đình…Mỗi chủ đề thí sinh sẽ được hỏi tối đa 4 câu và có 20-30 giây cho mỗi câu trả lời. Speaking Part 1 kéo dài từ 4-5 phút với khoảng 10-12 câu hỏi.
Các dạng câu hỏi thường gặp
IELTS Speaking Part 1 gồm 8 dạng câu hỏi, cụ thể là:
- Câu hỏi mô tả (Description Questions)
Thí sinh sẽ được yêu cầu mô tả ngắn gọn về một người, sự vật, sự việc nào đó.
Ví dụ: Tell me about your family.
- Câu hỏi tần suất (Frequency Questions)
Mục đích của dạng câu hỏi này là để thí sinh trả lời về tần suất của các hoạt động khác nhau. Đây là lúc bạn được kiểm tra về khả năng sử dụng số đếm.
Ví dụ: How often do you go for a walk?
- Câu hỏi lựa chọn (Preference Questions)
Thí sinh sẽ được hỏi để lựa chọn giữa 2 đối tượng, sự vật, sự việc A và B xem thích cái gì hơn. Khi được hỏi, bạn nên đưa ra 1-2 câu lý do vì sao mình lại lựa chọn đối tượng đó.
Ví dụ: Do you prefer reading books or watching movies?
- Câu hỏi sở thích (Like and Dislike)
Đây là câu hỏi phổ biến cho Part 1 Speaking. Giám khảo thường đặt câu hỏi này vào đầu bài thi. Bạn sẽ được hỏi về mức độ thích/ghét của mình với một đối tượng nào đó.
Ví dụ: Do you like going for a walk?
- Câu hỏi về thông tin chung (Popularity Questions)
Popularity question để hỏi về xu hướng chung tại đất nước của bạn.
Ví dụ: Do people in your country like using public transport?
- Câu hỏi về trải nghiệm quá khứ (Past Experiences)
Bạn sẽ được hỏi về trải nghiệm quá khứ để kiểm tra khả năng sử dụng ngữ pháp căn bản, cụ thể ở đây là thì quá khứ.
Ví dụ: Have you ever had a pet?
- Câu hỏi về dự định tương lai (Future)
Tương tự với câu hỏi quá khứ, câu hỏi dự định tương lai dùng để đánh giá khả năng dùng ngữ pháp của bạn.
Ví dụ: Would you adopt a pet in the future?
- Câu hỏi về “Type” (“Type of” Questions)
Đây là câu hỏi hướng đến tìm hiểu sở thích của thí sinh. Cụ thể hơn, thí sinh cần lựa chọn một trong nhiều loại. Bạn sẽ cần sử dụng nhiều từ vựng trong phần này.
Ví dụ: What type of music do you like?
Khi bước vào bài Speaking part 1, nếu câu trả lời của bạn quá ngắn. Giám khảo sẽ thường đặt câu hỏi thêm: “Why/Why not?” để bạn phát triển ý. Khi tác giả đặt các câu hỏi thêm này, hãy lưu ý rằng câu trả lời của mình đang bị cụt và cố gắng mở rộng ý hơn trong những câu sau nhé.
Các chủ đề thường gặp
Bạn sẽ thường gặp được các bộ câu hỏi thuộc các chủ đề đơn giản, gần gũi như:
- Education
- Hobbies
- Study
- Work
- Family & Friends
- …
IELTS Speaking Part 1 đi vào khai thác vô vàn chủ đề. Tuy nhiên ở đây, Edmicro sẽ chỉ cung cấp cho bạn một vài bộ câu hỏi liên quan đến các chủ đề tiêu biểu nhất.
Hobbies
- Do you have any hobbies?
- Is it important to have a hobby?
- What hobbies are popular in your country?
- What type of hobbies would you like to try in the future?
Family & Friends
- Tell me about your family
- Can you describe your family?
- How much time do you spend with your friends?
- Is friendship important to you? Why?
Study
- Do you study or work?
- What do you like about your study?
- What is the most difficult part of your subject?
Ở đây, Edmicro chỉ cung cấp các chủ đề phổ biến thường gặp nhất. Để tìm hiểu thêm các topic khác, bạn có thể tham khảo các nguồn như IELTS Liz, IELTS Simon…
Part 2: Individual long turn
Trong phần này, giám khảo sẽ phát cho bạn một tờ cue card (phiếu câu hỏi). Trên đó là đề bài cùng với khoảng 3-4 câu hỏi gợi ý. Bạn sẽ được cho 1 phút chuẩn bị dàn ý và 2 phút để trình bày câu trả lời. Giám khảo có thể hỏi bạn một vài câu để kết thúc phần thi.
Part 2 là phần khó nhất trong bài thi Speaking. Mục đích của phần này là để đánh giá khả năng diễn đạt liên tục trong thời gian ngắn của bạn.
Các dạng câu hỏi thường gặp
Các câu hỏi trong phần này thường là những câu hỏi mở, yêu cầu bạn miêu tả, kể lại hoặc bình luận về một chủ đề nào đó, ví dụ như:
- Miêu tả người (Describe a person): Describe a person who has influenced you in your life.
- Miêu tả một địa điểm (Describe a place): Describe a place that you have visited and liked.
- Miêu tả một vật gì đó (Describe a thing): Describe an object that is important to you.
- Mô tả sự kiện (Describe an event): Describe an event that made you happy.
- Mô tả một hoạt động (Describe an activity): Describe an activity that you always do that wastes your time.
- Mô tả một một lần (Describe a time): Describe a time your computer broke.
- Mô tả sở thích (Describe a favorite): Describe your favorite part of the day.
Đối với Speaking Part 2, thí sinh có thể áp dụng phương pháp A.R.E.A (Answer – Reason – Example – Alternatives). Công thức này giúp bạn hệ thống ý và đưa ra câu trả lời hợp lý trong thời gian ngắn nhất.
XEM THÊM: 15 App Luyện Speaking IELTS Tại Nhà Hiệu Quả
Part 3: Two-way discussion (Thảo luận)
Đây là phần cuối của bài thi IELTS Speaking. Tương tự như Part 1, giám khảo sẽ hỏi và thí sinh trả lời. Tuy nhiên, các câu hỏi của Part 3 không còn đơn giản, chỉ xoay quanh bản thân bạn như Part 1. Part 3 sẽ mang tính trừu tượng, xã hội hơn. Ví dụ:
Với chủ đề Friends:
Part 1: What kind of things do you like to do with your friends?
Part 3: Why do you think children find it easier to make friends than adults?
Thí sinh sẽ được hỏi sâu hơn về chủ đề đã được đề cập đến trong Speaking Part 2. Speaking Part 3 kéo dài khoảng 4-5 phút.
6 dạng câu hỏi thường gặp
- Opinion (ý kiến)
Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân về một chủ đề nhất định, ví dụ như:
Question: Do you think people in your country are less healthy than they used to be?
- Hypothetical (giả định)
Đây là dạng câu hỏi về những tình huống không có thật. Giám khảo sẽ giả định để xem thí sinh có ý kiến gì, hoặc bạn nghĩ gì sẽ xảy ra trong tình huống đó, ví dụ như:
Question: If tourists stopped visiting your area, what effect would it have on the economy?
- Compare and Contrast (so sánh và đối lập)
Một dạng câu hỏi khác của IELTS Speaking Part 3 là so sánh đối lập. Bạn sẽ được yêu cầu so sánh và mô tả sự giống và khác nhau giữa 2 đối tượng.
Question: What are the advantages of living in a city compared to living in the countryside?
- Change (sự thay đổi)
Đối với dạng câu hỏi này, bạn sẽ được yêu cầu so sánh, đối chiếu sự thay đổi giữa quá khứ và hiện tại.
Question: How has family changed in your country compared to the past?
- Future (tương lai)
Ngoài so sánh với quá khứ, thí sinh cũng sẽ được hỏi để dự đoán tương lai. Ví dụ như:
Question: Do you think that everyone in the world will have access to clean water in the future?
- Benefits (lợi ích)
Đây là dạng câu hỏi cuối của bài thi Speaking part 3, bạn sẽ được hỏi về lợi ích của một sự vật, sự việc cụ thể. Đó cũng có thể là câu hỏi so sánh lợi ích giữa một chủ thể này so với những chủ thế khác.
Question: What do you think are the benefits of public transportation?
Cấu trúc đề thi IELTS Speaking bao gồm 3 Part. Hãy nhớ rằng bài thi này sẽ được dùng để đánh giá khả năng nói và làm chủ tiếng Anh giao tiếp của bạn. Bạn sẽ không bị đánh giá dựa trên idea có hay hay dở.
IELTS Speaking Band Descriptors: 4 tiêu chí chấm IELTS Speaking
Ngoài cấu trúc đề thi IELTS Speaking. Bạn cũng cần hiểu rõ về IELTS Speaking Band Descriptors. Đây là những tiêu chí mà giám khảo sẽ dùng để đánh giá bài nói của bạn. Có tổng cộng 4 tiêu chí chính là:
Fluency and Coherence (Sự trôi chảy và mạch lạc)
Tiêu chí này đánh giá khả năng nói liên tục, không bị gián đoạn hoặc ngắt quãng, và khả năng kết nối các ý tưởng một cách logic và rõ ràng. Fluency and Coherence được đánh giá dựa trên:
- Speak at length: khả năng duy trì được câu, đoạn dài.
- Discourse markers: sử dụng liên từ linh hoạt để liên kết bài nói.
- Fluency: nói trôi chảy, không bị vấp.
- Repetitions: khi nói tránh bị lặp câu từ, hoặc tự nhắc lại câu mình vừa nói để câu giờ.
- Self-correction: dừng lại để sửa lỗi sai mình vừa nói.
Để ghi điểm cho phần trôi chảy và mạch lạc, bạn nên lưu ý tốc độ nói để đảm bảo bài nói được liền mạch.
Lexical Resources (Vốn từ)
Tiêu chí này đánh giá khả năng sử dụng từ vựng một cách chính xác, phù hợp và đa dạng. Đối với vốn từ, thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên:
- Vocabulary resources: độ rộng và sự đa dạng của vốn từ
- Accuracy and Flexibility: độ chính xác và linh hoạt khi sử dụng từ để tạo câu, đoạn.
- Paraphrase: khả năng paraphrase chính xác, linh hoạt.
- Idiomatic expressions: sử dụng idiom tự nhiên trong khi nói.
Để Lexical Resources đạt điểm cao hơn, bạn nên tránh dùng quá nhiều từ khó. Thay vào đó hãy tập trung vào những từ vựng mình hiểu và làm chủ được để bài nói tự nhiên, trôi chảy hơn.
XEM THÊM: Top 10 Sách Luyện Speaking IELTS Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Grammatical Range and Accuracy (Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
Tiêu chí này đánh giá khả năng sử dụng ngữ pháp phù hợp và đa dạng. Ngữ pháp sẽ đánh giá khả năng mà thí sinh làm chủ được những yếu tố sau:
- Độ đa dạng và linh hoạt của cấu trúc ngữ pháp.
- Xây dựng và kết hợp cấu trúc câu đơn và phức một cách chính xác.
- Mức chính xác, phù hợp với ngữ cảnh và độ linh hoạt.
- Số lỗi sai và mức độ nghiêm trọng của các lỗi.
Để đạt điểm cao cho tiêu chí này, bạn nên lưu ý về các thì và mệnh đề khi nói. Hãy sử dụng kết hợp các cấu trúc ngữ pháp đa dạng để được giám khảo đánh giá cao hơn.
Pronunciation (Phát âm)
Tiêu chí này đánh giá khả năng phát âm một cách rõ ràng, chuẩn xác và tự nhiên. Pronunciation sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Phạm vi sử dụng thành tố phát âm (pronunciation features).
- Khả năng kiểm soát thành tố phát âm.
- Độ dễ hiểu khi truyền đạt tới người nghe.
Lưu ý: tiêu chí Pronunciation features (thành tố phát âm) bao gồm các yếu tố sau:
- Âm đơn (nguyên âm và phụ âm).
- Trọng âm từ và nhấn trọng âm câu.
- Âm yếu và âm mạnh (strong and weak sounds)
- Nối âm (connected speech) – liên kết âm và rút gọn để lưu loát hơn.
- Ngữ điệu (intonation) – để diễn đạt, truyền đạt cảm xúc, biểu cảm.
Như vậy, để ghi điểm cho tiêu chí Pronunciation, thí sinh nên tập trung học trọng âm, nhấn âm và rèn ngữ điệu.
Trong bài viết này, Edmicro đã cung cấp cho bạn những thông tin về cấu trúc đề thi IELTS Speaking và các chủ đề thường gặp. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích khi bạn học Speaking!
XEM THÊM: