IELTS Speaking Band Descriptors là tiêu chí đánh giá chính của bài thi IELTS Speaking. Trong bài viết này, Edmicro sẽ giới thiệu tới bạn ý nghĩa, cách đánh giá và cải thiện từng yếu tố này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Band descriptors IELTS speaking gồm những gì?
Band descriptors IELTS speaking là một bộ tiêu chuẩn được thiết kế để đo lường khả năng nói tiếng Anh của thí sinh trong bài thi IELTS Speaking.
Bộ tiêu chuẩn này được chia thành 9 bậc, từ band 1 (không có khả năng nói) đến band 9 (nói một cách hoàn hảo). Mỗi bậc được mô tả chi tiết theo 4 yếu tố sau:
- Fluency and Coherence: Khả năng nói một cách lưu loát và liên kết các ý tưởng một cách logic.
- Lexical Resources: Khả năng sử dụng từ vựng phong phú, chính xác và phù hợp với chủ đề.
- Grammatical Range and Accuracy: Khả năng sử dụng ngữ pháp đa dạng, chính xác và phù hợp với mức độ khó của câu hỏi.
- Pronunciation: Khả năng phát âm rõ ràng, chuẩn xác và tự nhiên.
Tiêu chí chấm điểm cụ thể trong IELTS band descriptors Speaking
Sau khi đã biết định nghĩa về IELTS Speaking band descriptors (tiêu chí chấm điểm). Hãy cùng Edmicro tìm hiểu chi tiết về từng tiêu chí chấm.
Fluency and Coherence (Tính trôi chảy và liền mạch)
Fluency and Coherence là yếu tố đánh giá khả năng nói một cách lưu loát và liên kết các ý tưởng một cách logic của thí sinh. Khi chấm điểm yếu tố này, giám khảo sẽ lưu ý đến:
- Fluency (độ trôi chảy)
Giám khảo sẽ quan sát xem bạn có nói trôi chảy, lưu loát không. Bạn cần phải nói liên tục, ngắt nghỉ đúng chỗ. Nếu bị mắc ở chỗ nào, thí sinh cần tự sửa câu hoặc nhắc lại vừa nói để có thêm thời gian suy nghĩ và tiếp tục nói.
- Coherence (tính liền mạch)
Giám khảo sẽ để tâm đến cách bạn phát triển ý, ghép nối các câu từ, ý tưởng để tổ chức và chuyển đoạn.
Một vài từ nối để tăng tính liền mạch có thể kể đến:
- First, second…
- Another thing
- For example,
- In addition/Another thing
- …
Đây chỉ là một vài ví dụ về từ nối. Bạn nên đi vào tìm hiểu sâu hơn và vận dụng linh hoạt, khéo léo cho bài thi Speaking của mình.
Theo từng band, mức độ đòi hỏi về tính liền mạch và sự trôi chảy lại cao hơn. Theo bảng đánh giá chính thức của Cambridge, các band điểm đòi hỏi Fluency and Coherence như sau:
Band | Fluency and Coherence |
---|---|
9 | Nói trôi chảy, hiếm khi bị lặp và phải tự sửa lỗi. Bất kể khoảng ngắt nghỉ nào đều liên quan đến tìm nội dung thay vì bí từ và lỗi ngữ pháp. Bài nói mạch lạc, sử dụng các từ nối phù hợp và đa dạng.Phát triển chủ đề đầy đủ và chặt chẽ. |
8 | Nói trôi chảy, ít lặp và thỉnh thoảng phải tự sửa lỗi. Bất kể khoảng ngắt nghỉ nào đều liên quan đến tìm nội dung thay vì phải sắp xếp lại ngôn ngữ. Phát triển chủ đề phù hợp và liền mạch. |
7 | Bài nói dài, tự nhiên, khá trôi chảy.Thỉnh thoảng nói bị vấp để sắp xếp lại ngôn ngữ hoặc để tự sửa lỗi nói và còn bị lặp từ. Dùng linh hoạt một loạt từ nối và liên từ (discourse markers). |
6 | Bài nói dài, có thể phát triển ý. Đôi chỗ thiếu sự mạch lạc do Sử dụng được từ nối và liên từ (discourse markers), dù không phải luôn sử dụng trong các trường hợp phù hợp. |
5 | Giữ được nhịp điệu bài nói nhưng còn bị lặp từ nhiều, tốc độ nói bị chậm đi hoặc dừng hẳn khi tự sửa lỗi. Có thể dùng quá nhiều từ nối và liên từ (discourse markers). Có thể phát triển các câu cơ bản thuần thục. Nhưng khi giao tiếp phức tạp hơn sẽ bị bị vấp hoặc lúng túng. |
4 | Khi nói có các khoảng lặng, nói còn chậm và thường xuyên lặp câu từ hoặc dừng lại để sửa lỗi.Có thể liên kết các câu đơn giản nhưng thường xuyên sử dụng lặp đi lặp lại các từ nối cơ bản. Phát triển ý còn thiếu liền mạch. |
3 | Khi nói có các khoảng lặng dài. Khả năng tạo các câu cơ bản còn hạn chế.Đưa ra câu trả lời đơn giản và gần như không thể diễn đạt các ý cơ bản. |
2 | Gần như không thể giao tiếp được.Thí sinh có khoảng lặng dài trước khi nói với hầu hết các từ. |
1 | Không thể giao tiếp được.Thí sinh không sử dụng ngôn ngữ phù hợp. |
0 | Không tham gia thi |
Vì vậy, có thể đánh giá rằng các yếu tố chính ảnh hưởng đến tiêu chí Fluency and Coherence của bài thi Speaking chính là:
- Length and pauses: độ dài câu trả lời và các khoảng lặng xen giữa.
- Connectives and Discourse Markers: Tần suất và khả năng sử dụng từ nối và liên từ.
- Self-correction: tự sửa lỗi
- Repetition: lặp từ, lặp ý.
- Slowly/Fluently: tốc độ nói nhanh/chậm.
- Hesitation: sự ngập ngừng khi nói.
Dựa trên bảng đánh giá trên, nếu muốn ghi điểm cho độ trôi chảy và mạch lạc, bạn nên học cách tư duy để kéo dài câu trả lời. Ngoài ra, không nên nói quá nhanh hay chậm mà hãy bình tĩnh phát triển bài nói của mình. Thí sinh cũng nên tránh ậm ờ khi nói và dùng các từ nối, liên từ một cách khoa học và phù hợp.
Lexical Resources
Lexical Resources là yếu tố đánh giá khả năng sử dụng từ vựng phong phú, chính xác và phù hợp với chủ đề của thí sinh. Đối với việc sử dụng từ vựng, thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên:
Vocabulary resources (độ rộng và sự đa dạng của vốn từ)
Đây là tiêu chí đánh giá vốn từ phong phú trong cả tình huống quen thuộc hoặc xa lạ hơn. Đánh giá về độ rộng và sự đa dạng của vốn từ giữa các band có sự khác biệt:
- Band 4: Vốn từ chỉ vừa đủ để nói về các chủ đề cơ bản, không có từ vựng khi nói về các chủ đề phức tạp hơn.
- Band 5: Vốn từ đủ để nói về chủ đề cơ bản. Nhưng khả năng sử dụng từ vựng còn chưa linh hoạt khi nói các chủ đề khó hơn.
- Band 6,7,8: Vốn từ đủ rộng để nói về mọi chủ đề từ cơ bản đến nâng cao.
- Band 9: Độ rộng từ vựng lớn, có thể sử dụng từ ngữ với độ chính xác cao.
Khi sử dụng được những từ lạ, có độ khó cao hơn, bạn cũng sẽ thể hiện được khả năng ngôn ngữ của mình với giám khảo. Tuy nhiên hãy nhớ không nên dùng một từ khó lặp đi lặp lại nhé.
Accuracy and Flexibility (độ chính xác và linh hoạt)
Độ chính xác và linh hoạt đánh giá khả năng sử dụng từ vựng linh hoạt, chính xác. Khi đánh giá về độ linh hoạt khi sử dụng từ vựng giữa các band có sự khác biệt:
- Band 4: Hay gặp lỗi khi lựa chọn từ ngữ.
- Band 5: Độ linh hoạt và chính xác còn bị giới hạn.
- Band 6: Diễn đạt câu từ được rõ ràng, dù còn một vài tình huống chưa chính xác hoặc chưa phù hợp.
- Band 7: Sử dụng linh hoạt
- Band 8,9: Sử dụng linh hoạt với độ chính xác cao nhất trong mọi chủ đề.
Idiomatic expressions (khả năng sử dụng idiom)
Tiêu chí này đánh giá khả năng sử dụng idioms (thành ngữ) và collocations (kết hợp từ) của thí sinh. Collocations để chỉ kết hợp từ, thường giúp thí sinh ghi điểm khi làm bài thi Speaking và Writing.
Bạn có thể tham khảo sách English Collocations in Use để hiểu thêm về định nghĩa và cách sử dụng Collocation.
Ví dụ: khi sử dụng từ “preference” trong ngữ cảnh thích một điều gì đó. Chúng ta cần tìm các từ đi kèm với nó để tạo collocation, ví dụ như: “have a preference for”.
Thí sinh ở mỗi band thì lại có những yêu cầu khác nhau về việc sử dụng idioms và collocations:
- Band 4,5,6: Không yêu cầu sử dụng được idioms, có thể dùng một vài collocations cơ bản. Tuy nhiên nhiều tình huống sử dụng sai hoặc chưa phù hợp.
- Band 7, 8: Biết cách sử dụng collocations và kết hợp vào bài nói dù thỉnh thoảng còn dùng chưa chính xác.
- Band 9: Dùng idiom và collocations một cách thuần thục và tự nhiên như tiếng mẹ đẻ.
Nhìn chung, thí sinh không nên “ép” idioms và collocations vào bài thi Speaking của mình. Hãy học cách sử dụng chúng trong những ngữ cảnh thích hợp và tự nhiên nhất.
XEM THÊM: 15 App Luyện Speaking IELTS Tại Nhà Hiệu Quả
Paraphrase (khả năng paraphrase)
Paraphrase là kỹ năng viết lại một câu, một đoạn văn hoặc một bài văn bằng những từ khác nhưng vẫn giữ được ý nghĩa và nội dung ban đầu. Paraphrase thường được sử dụng để tránh lặp từ, làm đa dạng ngôn ngữ, tóm tắt hoặc giải thích một ý tưởng.
Xét về khả năng paraphrase, thí sinh ở mỗi band lại có những đánh giá khác nhau.
- Band 4: gần như không paraphrase
- Band 5: Có cố gắng sử dụng paraphrase nhưng lúc được lúc không.
- Band 6: Nhìn chung có thành công khi dùng paraphrase.
- Band 7,8,9: Dùng paraphrase hiệu quả, hợp lý.
Để paraphrase được tự nhiên hơn, ngoài học thêm từ mới, bạn cũng có thể sử dụng bị động, biến đổi dạng từ hoặc thay đổi trật tự từ trong câu.
Grammatical Range and Accuracy (Ngữ pháp và độ chính xác)
Grammatical Range and Accuracy là yếu tố đánh giá khả năng sử dụng ngữ pháp đa dạng, chính xác và phù hợp với mức độ khó của câu hỏi của thí sinh. Theo từng band thì yêu cầu cho kiến thức ngữ pháp lại khắt khe hơn.
Band | Grammatical Range and Accuracy |
9 | Sử dụng ngữ pháp đa dạng, tự nhiên và phù hợp.Phần nói với các câu đúng cấu trúc ngữ pháp với độ linh hoạt cao như người bản xứ. |
8 | Dùng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau từ đơn giản đến phức tạp một cách linh hoạt.Hầu hết các câu đều không sai ngữ pháp, chỉ thỉnh thoảng mắc một số lỗi về hệ thống ý. |
7 | Sử dụng ngữ pháp đa dạng, bao gồm các thì, các câu điều kiện, các câu phức,…Các câu đơn lẻ nhìn chung không có lỗi, chỉ có một số lỗi ngữ pháp nhỏ. |
6 | Có thể dùng đồng thời cả các cấu trúc ngữ pháp đơn giản và phức tạp. Tuy nhiên độ linh hoạt khi kết hợp còn yếu.Có thể mắc nhiều lỗi khi diễn đạt cấu trúc phức tạp. Các lỗi này hiếm khi gây khó hiểu cho người nghe. |
5 | Tạo câu đơn giản với độ chính xác vừa phải.Có thể dùng một ít cấu trúc phức tạp hơn. Tuy nhiên, các cấu trúc này còn gặp lỗi hoặc gây khó hiểu cho người nghe. |
4 | Hình thành được các câu cơ bản, dùng được các câu đơn với độ chính xác cao. Tuy nhiên hiếm khi dùng đến cấu trúc câu phức. Thường xuyên mắc lỗi, dễ gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm. |
3 | Có cố gắng tạo câu đơn nhưng còn hạn chế, nói lắp bắp. Thường xuyên phụ thuộc vào các câu học thuộc lòng, học mẫu. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. |
2 | Không tạo được câu đơn nào. |
1 | Không thể giao tiếp được.Thí sinh không sử dụng ngôn ngữ phù hợp. |
0 | Không tham gia thi |
Theo như tiêu chí chấm điểm và đánh giá trên của Cambridge, phần ngữ pháp và độ chính xác thường được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Độ đa dạng và linh hoạt của cấu trúc ngữ pháp.
- Xây dựng và kết hợp cấu trúc câu đơn và phức một cách chính xác.
- Mức chính xác, phù hợp với ngữ cảnh và độ linh hoạt.
- Số lỗi sai và mức độ nghiêm trọng của các lỗi.
Như vậy, để ghi điểm cho tiêu chí ngữ pháp, thí sinh cần sử dụng linh hoạt các cấu trúc từ cơ bản đến nâng cao và sử dụng trong ngữ cảnh phù hợp. Ngoài ra, thí sinh cũng cần lưu ý hạn chế tối đa mắc lỗi sai. Ví dụ từ những lỗi cơ bản như chia động từ để tránh bị mất điểm oan.
Pronunciation (Phát âm)
Pronunciation là yếu tố đánh giá khả năng phát âm rõ ràng, chuẩn xác và tự nhiên của thí sinh. Theo thang quy chuẩn chính thức từ Cambridge, các band điểm phát âm của bài thi Speaking sẽ được đánh giá như sau:
Band | Pronunciation |
9 | Sử dụng thành tố phát âm (pronunciation features) đa dạng và chính xác. Duy trì việc sử dụng thành tố phát âm xuyên suốt toàn bài.Dễ hiểu. |
8 | Sử dụng nhiều và đa dạng thành tố phát âm (pronunciation features).Duy trì được khả năng sử dụng thành tố phát âm, ít khi gặp lỗi sai. Bài nói tương đối dễ hiểu, ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) ít ảnh hưởng đến âm điệu. |
7 | Sử dụng đa dạng thành tố phát âm (pronunciation features), tuy nhiên phong độ sử dụng thất thường.Duy trì được khả năng sử dụng thành tố phát âm, đôi chỗ còn gặp lỗi sai. Bài nói tương đối dễ hiểu, ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) ít ảnh hưởng đến âm điệu. |
6 | Sử dụng nhiều thành tố phát âm và kiểm soát tốt việc sử dụng chúng. Toàn bộ bài nói nhìn chung là dễ hiểu. Tuy nhiên thí sinh vẫn còn nắc lỗi phát âm của từ hoặc âm đơn. Điều này làm giảm sự liền mạch và dễ hiểu của bài thi Speaking.Có khả năng sử dụng thành tố phát âm hiệu quả, tuy không duy trì được xuyên suốt toàn bài. |
5 | Phần nói của bạn nhìn chung là dễ hiểu, tuy nhiên vẫn còn đôi số chỗ phát âm sai, khiến giám khảo khó hiểu.Việc kiểm soát các thành tố phát âm (pronunciation features) đã ổn hơn so với band 4.0. Tuy nhiên thí sinh không duy trì kiểm soát được xuyên suốt toàn bài. |
4 | Có thể sử dụng được 1 số thành tố phát âm nhưng việc dùng vẫn còn hạn chế.Có cố gắng kiểm soát thành tố phát âm nhưng thỉnh thoảng còn bị vấp hoặc mắc lỗi. Thường xuyên phát âm sai, gây khó hiểu cho người nghe. |
3 | Vẫn khó định hình được phát âm của thí sinh nhưng đã biết sử dụng một số thành tố phát âm.Thường xuyên phát âm sai, gây khó hiểu cho người nghe. |
2 | Không nghe được phát âm của thí sinh |
1 | Không thể giao tiếp được.Thí sinh không sử dụng ngôn ngữ phù hợp. |
0 | Không tham gia thi |
Nhìn chung tiêu chí Pronunciation (phát âm) sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
- Phạm vi sử dụng thành tố phát âm (pronunciation features).
- Khả năng kiểm soát thành tố phát âm.
- Độ dễ hiểu cho người nghe.
Lưu ý: tiêu chí Pronunciation features (thành tố phát âm) bao gồm các yếu tố sau:
- Âm đơn (nguyên âm và phụ âm).
- Trọng âm từ và nhấn trọng âm câu.
- Âm yếu và âm mạnh (strong and weak sounds)
- Nối âm (connected speech) – liên kết âm và rút gọn để lưu loát hơn.
- Ngữ điệu (intonation) – để diễn đạt, truyền đạt cảm xúc, biểu cảm.
Như vậy, để ghi điểm cho tiêu chí Pronunciation, thí sinh nên tập trung học trọng âm, nhấn âm và rèn ngữ điệu.
Cấu trúc bài thi Speaking
Khi đã hiểu về tiêu chí đánh giá, hãy cùng Edmicro đi vào tìm hiểu cấu trúc bài thi Speaking. Bài thi IELTS Speaking được chia thành 3 phần:
Phần 1: Introduction and Interview (Giới thiệu và Phỏng vấn).
Trong phần này, bạn sẽ được hỏi về bản thân, gia đình, công việc, học tập và một số chủ đề quen thuộc. Thời gian thi là 4-5 phút.
Phần 2: Individual Long Turn (Lượt nói cá nhân).
Trong phần này, bạn sẽ được yêu cầu miêu tả một chủ đề nào đó theo phiếu bài thi. Bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị và 2 phút để nói. Sau đó, giám khảo sẽ hỏi bạn một hoặc hai câu hỏi liên quan đến chủ đề. Thời gian thi là 3-4 phút.
Phần 3: Discussion (Thảo luận).
Trong phần này, bạn sẽ được hỏi về những vấn đề liên quan đến chủ đề của phần 2. Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân, so sánh và trao đổi với giám khảo. Thời gian thi là 4-5 phút.
XEM THÊM: Tự Học IELTS Speaking: Bí Quyết Tăng Band Nhanh Chóng
Tips đạt điểm cao bài thi IELTS Speaking
Hiểu được format bài thi Speaking và tiêu chí chấm điểm là một trong những yếu tố quyết định để đạt điểm cao. Bạn cũng nên bỏ túi thêm các tips này để nâng điểm cho bài thi nói của mình.
Tránh học thuộc lòng, học vẹt
Khi học các bộ câu hỏi và trả lời IELTS Speaking, nhiều bạn dễ bị rơi vào tình trạng học thuộc lòng đáp án. Tuy nhiên, tiêu chí khi đánh giá bài thi IELTS Speaking có yếu tố trừ điểm đối với bài nói bị cứng và không trôi chảy. Bạn nên tự nói về các trải nghiệm cá nhân, kể lại các câu chuyện của chính mình để phần nói trôi chảy và chân thực nhất.
Không trả lời Yes/No
Đối với các câu hỏi Yes/No (Yes/No Question), bạn không nên trả lời ngắn gọn là “Yes” hoặc “No”. Thay vào đó, hãy tìm cách để kéo dài câu trả lời của mình. Điều này sẽ giúp bạn được giám khảo đánh giá cao hơn về khả năng phát triển ý và làm chủ ngôn ngữ.
Ví dụ, khi được đặt câu hỏi “Do you like Sports?”, bạn không nên chỉ trả lời cụt: “Yes, I love playing sports”. Thay vào đó, bạn nên mở rộng đáp án thành: “Yes, I do like sports. I think sports are a great way to stay healthy, have fun, and make friends.”
Sử dụng filler words
Hãy lên danh sách các filler words để câu giờ. Tuy nhiên, lưu ý tránh lạm dụng filler words vì giám khảo sẽ đánh giá thấp tính liền mạch trong bài nói của bạn. Một số filler words mà bạn có thể sử dụng là:
- Er, em, well.
- Actuall, Basically.
- You know, I mean, The thing is
- That’s an interesting question
- The point I’m trying to make is
Không lạm dụng Paraphrase
Tiêu chí chấm điểm cho Lexical resource sẽ có Paraphrase. Sử dụng Paraphrase sẽ giúp ghi điểm, nhưng bạn phải sử dụng có chừng mực. Không nên cố gắng paraphrase từng từ một trong câu nếu bạn không hiểu rõ ngữ nghĩa của nó. Giám khảo muốn chấm điểm cho khả năng làm chủ ngôn ngữ, không phải chỉ chấm vốn từ vựng.
Ví dụ một trường hợp paraphrase sai nếu bạn không hiểu rõ ngữ nghĩa:
E.g: Our teacher overlooks (to monitor something) our progress in class / our teacher overlooks (ignores) our mistakes sometimes.
Để biết thêm những tips hoặc phương pháp học giúp ghi điểm cho bài thi IELTS Speaking. Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết học tập hữu ích trên Edmicro.
Trên đây là thông tin tổng quan về IELTS Speaking Band Descriptors – tiêu chí đánh giá chính của bài thi IELTS Speaking. Mong bạn đọc đã hiểu thêm về bài thi IELTS Speaking thông qua bài viết này!