Bạn đang chuẩn bị thi IELTS và cần biết kinh nghiệm thi IELTS Speaking đạt band cao? Nếu bạn đang gặp thắc mắc trên, hãy đọc bài viết này cùng Edmicro để tìm hiểu nhé!
Kinh nghiệm thi Speaking IELTS
Bạn cần có những kinh nghiệm thi IELTS Speaking và mẹo thực tế từ những cựu thí sinh đạt điểm cao. Dưới đây là một số kinh nghiệm và mẹo quan trọng mà bạn nên biết:
1. Chuẩn bị kỹ trước khi thi
Trước khi thi, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức, kỹ năng, và tâm lý.
Kiến thức
Để có nền tảng kiến thức vững chắc trước khi thi IELTS Speaking. Thí sinh nên trang bị các bộ từ vựng phổ biến và quan trọng cho bài thi Speaking. Từ kinh nghiệm thi Speaking IELTS từ những cựu thí sinh đi trước. Bạn nên “nạp” thêm kiến thức Speaking từ những tài liệu, sách học sau:
- Basic IELTS Speaking
Đúng như cái tên, đây là sách cung cấp các thông tin và bài mẫu cơ bản của IELTS Speaking. Nội dung sách bao gồm giới thiệu tổng quan về bài thi nói, các chủ đề thường gặp đi kèm bộ từ vựng. Sách cũng có sẵn các bài mẫu, phù hợp cho các bạn chưa có kinh nghiệm thi IELTS Speaking.
- Collins Speaking for IELTS
Collins Speaking for IELTS tập trung khai thác kiến thức và kỹ năng quan trọng cho bài thi nói IELTS. Sách có 12 unit. Từ unit 1 đến 11, người học sẽ được cung cấp kiến thức từ vựng, ngữ pháp, phát âm và chiến lược xử lý câu hỏi trong IELTS Speaking.
- 15 Days Practice For IELTS Speaking
Đây là cuốn sách giúp bạn chuẩn bị cho bài thi IELTS Speaking trong vòng 15 ngày. Bạn sẽ được luyện tập qua 15 bài học, mỗi bài học gồm có các phần từ vựng, ngữ pháp, phát âm và kỹ năng nói. Sách kèm file nghe và đáp án chi tiết.
XEM THÊM: Sách Tự Học IELTS Từ Con Số 0: Tài Liệu Uy Tín Nhất
Kỹ năng
- Luyện nói
Kỹ năng Speaking có thể được nâng cao qua việc trò chuyện cùng người bản xứ. Bạn có thể tương tác với họ qua các website như:
HelloTalk
Link: https://www.hellotalk.com/
Hello Talk kết nối bạn với những người bản xứ khác và cùng luyện Speaking miễn phí. Không những vậy, Hello Talk còn cho phép bạn nhắn tin cá nhân hoặc tham gia vào các group chat. Vậy là bạn có thể vừa học, vừa kết thêm bạn mới!
How do you do
Link: https://howdoyou.do/
Với How do you do, bạn có thể luyện khả năng Speaking và Writing qua việc nhắn tin và video call với người bản xứ. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội gặp gỡ những người học tiếng Anh khác.
- Thu âm lại khi luyện nói
Theo kinh nghiệm thi IELTS Speaking. Một phương pháp khác để luyện kỹ năng Speaking, đó chính là ghi âm và “khám” đoạn ghi âm của mình. Bạn có thể tìm những lỗi sai, điểm yếu để sửa chữa và khắc phục. Hiện nay, một số app cho phép bạn thu âm lại bài nói của mình và chấm chữa chi tiết. Có thể kể đến các app sau:
Edmicro IELTS
Edmicro IELTS là app học IELTS đầu tiên áp dụng công nghệ AI. Khi học Speaking trên app, app sẽ thu âm lại bài nói của bạn và chấm chữa từ lỗi sai phát âm cho đến ngữ pháp. Ngoài ra, app cũng cung cấp vô vàn bộ từ vựng và đề luyện Speaking mẫu. Với Edmicro IELTS, bạn vừa có hành trang kiến thức, vừa có kỹ năng bước vào phòng thi nói.
XEM THÊM: Thông tin chi tiết khóa học Edmicro IELTS
ELSA Speak
ELSA Speak là app luyện Speaking dầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ AI. App sẽ thu âm lại bài nói của người dùng, sau đó chỉ ra chính xác lỗi sai trong câu, từ. ELSA Speak cũng đưa feedback chính xác về các lỗi phát âm và cách để khắc phục.
Tuy nhiên, ELSA lại không đưa ra góp ý về những yếu tố như ngữ pháp, từ vựng, tốc độ nói. Đây lại là những tiêu chí rất cần thiết khi luyện thi IELTS.
Tâm lý
Thư giãn và tự tin trước khi thi. Bạn nên ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức. Đừng bị áp lực tâm lý bởi những chiến thần đạt band 8.0 ngay lần thi đầu trên mạng xã hội. Hãy tập trung và tin tưởng vào bản thân và năng lực của mình.
2. Trả lời đúng trọng tâm
Khi trả lời các câu hỏi của giám khảo, bạn nên trả lời đúng trọng tâm và không lạc đề. Bạn nên lắng nghe kỹ câu hỏi của giám khảo và xác định được chủ đề, dạng câu hỏi, và số lượng thông tin cần trả lời.
Bạn cũng có thể hỏi lại giám khảo nếu bạn không hiểu câu hỏi hoặc muốn xin thêm thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thi IELTS Speaking, lưu ý chỉ hỏi giám khảo tối đa 1-2 lần. Nếu không bạn sẽ bị trừ điểm fluency và lexical resource vì khả năng nghe – hiểu hạn chế đấy.
3. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt
Khi nói chuyện với giám khảo, bạn nên sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và đa dạng để thể hiện khả năng và phạm vi ngôn ngữ của bạn. Bạn nên:
- Không tự dừng lại sửa lỗi
Tự sửa lỗi là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá yếu tố “Fluency and Coherence” (Trôi chảy và mạch lạc). Nếu nói sai và nhận ra mình mắc lỗi. Đừng dừng lại để sửa sai, mà hãy bỏ qua lỗi đó và nói tiếp.
Đôi khi giám khảo sẽ bị cuốn theo nhịp độ bài nói mà không để ý lỗi sai của bạn đâu. Ngược lại, nếu bạn dừng lại mà sửa không đúng lỗi, khả năng bị để ý và trừ điểm sẽ cao hơn nhiều đấy.
- Điều chỉnh độ dài câu trả lời cho phù hợp
Đúng là với mỗi câu hỏi, bạn cần trả lời trong 2-3 câu để phần nói không bị cụt lủn. Tuy nhiên tùy vào trường hợp, một câu trả lời ngắn gọn lại tốt hơn cả. Nếu gặp phải chủ đề bạn không nắm rõ, hãy cố trả lời thật ngắn gọn.
Ví dụ:
- Question: “Do advertisements actually influence people to buy things?”
-> Answer: People’s shopping decisions are heavily influenced by advertisements. I see more people are buying things advertised on Facebook.
Tùy vào câu trả lời bạn đưa ra, giám khảo có thể hỏi thêm 1-2 câu gợi ý để bạn nói được nhiều hơn. Chính vì vậy, đừng để nỗi lo về độ dài câu trả lời làm cản trở bài nói của bạn nhé.
- Sử dụng các liên từ để nối ý
Bạn nên sử dụng discourse markers và connectives để kết nối các ý tưởng trong một câu hoặc giữa các câu. Điều này sẽ giúp bài nói của bạn có sự mạch lạc, rõ ràng, và logic. Các liên từ có thể được dùng để so sánh, thêm ý mới…
4. Giữ bình tĩnh và tự tin
Dù đây là một bài thi quan trọng. Nhưng theo kinh nghiệm thi IELTS từ các cựu thí sinh, hãy thư giãn. Vẫn cứ bình tĩnh như bạn đang trong cuộc trò chuyện với một người bạn bản xứ. Tránh những hành động như gập chân, xoay người, hay vỗ tay. Đây đều là những biểu hiện không tôn trọng và thiếu lịch sự.
5. Không “giả” accent
Việc có accent Anh – Anh hay Anh – Mỹ không khiến giám khảo đánh giá bạn cao hơn. Thay vào đó, việc cố ép mình vào accent khác khiến giọng điệu của bạn bị thiếu tự nhiên. Hãy nhớ là bài thi IELTS Speaking đánh giá 4 tiêu chí: Trôi chảy và mạch lạc, từ vựng, ngữ pháp, và phát âm. Accent của bạn không phải yếu tố quan trọng đâu.
Thi Speaking IELTS như thế nào?
Sau khi đã nắm được kinh nghiệm thi Speaking IELTS, chúng ta cùng nhìn lại tổng quan bài thi nói. Speaking IELTS đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của bạn thông qua một cuộc phỏng vấn trực tiếp với một giám khảo.
Tiêu chí chấm điểm Speaking IELTS
Phần thi Speaking IELTS gồm có 3 phần, kéo dài khoảng 11-14 phút, và được chấm điểm theo 4 tiêu chí:
- Fluency and coherence (Độ liền mạch và trôi chảy)
- lexical resource (Vốn từ vựng)
- Grammatical range and accuracy (Ngữ pháp và độ chính xác)
- Pronunciation (Phát âm)
Kinh nghiệm chuẩn bị vào phòng thi Speaking IELTS
Bạn không thi Speaking cùng lúc với 3 kỹ năng còn lại. Bài thi Speaking sẽ diễn ra vào một ngày khác hoặc một buổi khác, tùy theo thời gian mà bạn đăng ký.
Để thi phần này, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết như:
- Passport
- Phiếu báo dự thi
- Bút chì và gôm tẩy được phát từ trước.
Bạn cũng cần đến sớm theo giờ được hướng dẫn để đăng ký và chờ gọi tên. Khi được gọi tên, bạn sẽ được dẫn vào phòng thi có một giám khảo và một máy ghi âm. Giám khảo sẽ kiểm tra giấy tờ của bạn, sau đó bắt đầu bài thi Speaking IELTS.
Bài thi Speaking IELTS diễn ra như thế nào?
Với hình thức thi máy và thi trên giấy, thì bài thi Speaking IELTS luôn gồm 3 phần:
Part 1
Phần 1 là Introduction (giới thiệu), kéo dài khoảng 3-4 phút. Đây được coi là phần khởi động. Trong phần này, bạn sẽ:
- Giám khảo sẽ hỏi các câu hỏi cơ bản về thông tin cá nhân thí sinh như: tên tuổi, nghề nghiệp…
- Trả lời câu hỏi thuộc các chủ đề cơ bản khác như: gia đình, sở thích…
Tuy có thể nhận được các câu hỏi rộng hơn như dạng câu hỏi Popularity (VD: How has family changed in your country?). Thì nhìn chung, các câu hỏi của Part 1 vẫn khá cơ bản và chủ yếu xoay quanh bản thân bạn.
Part 2
Kết thúc Part 1, thí sinh chuyển sang Part 2. Bạn sẽ được phát một tờ cue card (giấy gợi ý). Trên đó là đề bài và 3-4 gợi ý. Các chủ đề cho Speaking Part 2 thường là:
- Describe an experience (mô tả trải nghiệm)
- Describe a person (tả một người)
- Describe a place (mô tả một địa điểm)
- Describe your favorite (mô tả sở thích)
- Work/Study (Học hành/công việc)
Bạn có 1 phút để lên dàn ý dựa theo các gợi ý từ cue card. Sau khi hết 1 phút, bạn có 2-3 phút để nói về chủ đề mình vừa nhận được. Tùy theo thời gian còn lại, giám khảo sẽ hỏi bạn thêm một vài câu (follow-up questions).
Part 3
Giám khảo sẽ hỏi bạn một số câu hỏi phức tạp hơn liên quan đến chủ đề của phần 2. Các câu hỏi này có thể yêu cầu bạn đưa ra ý kiến, so sánh, phân tích, đánh giá, hoặc dự đoán về một vấn đề hay một xu hướng. Thí sinh cần lưu ý một số điều sau:
- Bạn cần trả lời một cách tự nhiên, rõ ràng, và chi tiết. Bạn cũng có thể hỏi lại giám khảo nếu bạn không hiểu câu hỏi. Phần này kéo dài khoảng 4-5 phút.
- Sau khi kết thúc phần 3, giám khảo sẽ cảm ơn bạn và kết thúc phần thi. Bạn sẽ nhận được điểm thi của bạn sau 13 ngày với bài thi giấy, 3-5 ngày khi thi trên máy.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm thi IELTS Speaking đầy đủ, chân thực nhất. Nếu còn thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ Edmicro nhé!
XEM THÊM: