Tự học IELTS 7.0 là một thử thách khó. Bởi bắt đầu từ đây, bạn sẽ cần tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng để đạt được aim như mong muốn. Làm thế nào để chinh phục 7.0 IELTS tại nhà? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu với Edmicro!
Tiêu chí chấm điểm để đạt 7.0
Để đạt 7.0, đối với 2 kỹ năng Listening và Reading, số lượng câu bạn cần đúng là 30/40.
Writing và Speaking thì có cách chấm điểm chi tiết và khác hơn. Cụ thể là:
- Đối với Writing, bạn cần hoàn thành 2 bài viết (Writing Task 1 và Writing Task 2) với cấu trúc rõ ràng và mạch lạc. Ngôn ngữ và ngữ pháp cần được sử dụng một cách chính xác và linh hoạt.
- Với Speaking, việc nói liên tục, rõ ràng, liền mạch, tránh những khoảng nghỉ ậm ừ nhiều, trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, thông minh về mặt ngữ pháp và từ vựng
Hướng dẫn: Lộ Trình Học IELTS 7.0 Chi Tiết, Đảm Bảo Đạt Band
Cách tự học IELTS 7.0 hiệu quả
Edmicro IELTS sẽ giới thiệu tới bạn các phương pháp tự học IELTS hiệu quả nhất cho từng kỹ năng, giúp bạn chinh phục band 7.0 dễ dàng hơn.
Listening
Để tự học IELTS 7.0, với Listening, ngoài chú ý những dạng bài như Sentence Completion, Table Completion, Short Answer, hay Multiple Choice thì có một dạng bài khá khó cũng thường xuất hiện trong bài Listening mà bạn cần chú ý đó là đề bài dạng Map/Plan Labeling. Đây là dạng bài dễ gây bối rối ngay cả với những bạn đã có nền tảng tiếng Anh khá tốt.
Đề bài này thường có bản đồ/sơ đồ chỉ dẫn một địa điểm gắn liền với cuộc sống thường ngày như công viên, trung tâm thương mại, khu phố, thư viện…Việc bạn cần làm là nghe đoạn audio, nhìn bản đồ/biểu đồ xem người ta đang chỉ đi đâu và chọn đáp án đúng hoặc điền vào chỗ trống tùy yêu cầu đề bài.
Nghe như vậy, có lẽ bạn hiểu vì sao nó khó. Đề này thường gây khó dễ cho người thi là bởi vì bạn phải nắm chắc các từ vựng chỉ phương hướng và địa điểm. Những từ vựng này thì rất nhiều, dễ nhầm lẫn và hơi khó theo audio và hình dung với những bạn bình thường chưa giỏi phương hướng. Nếu không, audio sẽ lướt qua, bạn không nghe kịp, ảnh hưởng đến tâm lý thi vì mất điểm.
Khi đề bài yêu cầu điền vào chỗ trống, việc phối hợp nhiều giác quan khác nhau và cần sự tập trung cao độ sẽ khiến bạn dễ điền từ sai. Với dạng đề này, lượng thông tin trong bài cũng rất nhiều nên bạn phải nhanh chóng lọc ra những thông tin phù hợp để trả lời những câu hỏi được cho.
Trước tiên, bạn cần phải dung nạp thêm những từ vựng chỉ phương hướng và địa điểm. Theo mình thấy, những từ vựng này thường không quá khó nhưng nó có nhiều cách kết hợp với nhau nên dễ gây rối. Edmicro bật mí cho các bạn là khi bạn học những từ vựng này, nó không chỉ giúp ích cho bạn tăng điểm Listening mà còn hỗ trợ những kỹ năng khác như Writing.
Sau khi đã có một vốn từ vựng nhất định, các bạn bắt đầu có thể áp dụng vào làm bài tuần tự theo các bước:
Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài
Bước 2: Tận dụng những khoảng nghỉ giữa các phần để xem trước bản đồ/sơ đồ và xác định những thứ sau đây:
- Bản đồ/sơ đồ miêu tả cái gì? (công viên, hội chợ, tòa nhà triển lãm, trường học,…)
- Bản đồ/sơ đồ có những thứ gì theo các hướng khác nhau?
Bước 3: Vẽ la bàn đông, tây, nam, bắc trên bản đồ/sơ đồ và chia hướng trái, phải
Bước 4: Xem trước những câu hỏi của phần bài
Bước 5: Nghe đoạn audio
Bước 6: Xác định điểm bắt đầu (nếu chưa có) và tập trung nghe những chỉ dẫn trong đoạn audio được nghe. Các bạn có thể vừa nghe vừa vẽ đường đi theo bút chì xem mình cần đi tới đâu, bằng cách nào để tránh nhầm lẫn.
Với dạng đề khó như này, đừng nản nếu những lần đầu bạn còn sai nhiều. Bạn bình tĩnh học và phân tích từ những lỗi sai để tránh lặp lại là những lần sau, bạn sẽ làm tốt hơn.
Để làm dạng đề này tốt, bạn cần học từ vựng và luyện đề nhiều để quen và tăng khả năng tập trung, cũng như chọn lọc thông tin. Ở trình độ này, bạn có thể luyện đề từ bộ đề IELTS Cambridge, IELTS Recent Actual Tests hay trang mini-ielts. Bạn cũng có thể theo dõi fanpage Edmicro IELTS – Học IELTS cùng AI để cập nhật thêm nhiều thông tin, bộ từ vựng giúp bạn tăng band hiệu quả nha.
Reading
Đối với Reading, cho dù là ở cận band điểm khá tốt như 7.0, bạn cũng chưa cần đọc hiểu 100% ba bài đọc bởi vì để đạt trình độ đó thì khá mất thời gian. Để làm Reading tốt khi tự học IELTS 7., bạn chủ yếu cần vững những kỹ năng bạn đã luyện để có thể đọc nhanh và hiểu nhanh.
Ngoài ra, Edmicro gợi ý cho bạn những bí quyết làm bài có thể áp dụng thêm như:
- Đọc tiêu đề để biết bài nói về cái gì và từ đó suy nghĩ ra cấu trúc sơ của bài đọc
- Đọc câu hỏi, xác định keywords trong câu hỏi và khoanh vùng câu trả lời trong bài đọc
- Việc đọc hết tất cả các bài hay tất cả các đoạn văn cùng lúc là không cần thiết. Bạn cứ xem câu hỏi trước rồi đọc tới đâu làm tới đó. Khi làm hết một đoạn thì xem lại có những câu hỏi nào liên quan và làm luôn.
- Làm những câu bạn biết trước, câu nào quá khó, quá dài, quá tốn thời gian thì bạn nên tạm bỏ qua. Đến khi bạn chuyển hết các câu trả lời sang answer sheet thì hẵng quay lại và làm nốt những câu kia sau.
- Các từ vựng trong câu hỏi hoặc cần để trả lời câu hỏi thường không phải là những từ vựng quá khó nên bạn không cần lo về việc đọc hiểu ba bài đọc 100% trong khoảng thời gian 60 phút.
Để ôn tập cho phần Reading thì bạn có thể tra và ghi chép những từ mới, đọc và dịch lại bài Reading, thử phương pháp Keyword Table của thầy Simon, chăm chỉ luyện đề và phân tích lỗi sai trong hai bộ đề được nêu tương tự kỹ năng Listening ở trên.
Phương pháp Keyword Table của thầy Simon có lẽ là phương pháp chưa được quá nhiều bạn biết đến nên Edmicro sẽ giải thích thêm đôi chút. Để sử dụng phương pháp ôn luyện này, bạn cần làm theo những bước dưới đây:
- Tìm bài đọc tương ứng với keyword table trong bộ IELTS Cambridge
- Đọc câu hỏi trước và gạch chân các keywords. Sau đó, bạn hãy kẻ một bảng và ghi các keywords đó vào một bên
- Đọc bài đọc và ghi những keywords đồng nghĩa vào bên còn lại
- Sau khi hoàn thành, bạn hãy so sánh lại với keyword table của thầy Simon.
Writing
Với Writing, ngoài việc đọc văn mẫu và củng cố kiến thức, kỹ năng cho Writing Task 1, bạn có thể bắt đầu với Writing Task 2 ở giai đoạn tự học IELTS 7.0. Writing Task 2 là phần chiếm ⅔ số điểm của kỹ năng Writing trong bài IELTS và thường phức tạp hơn so với Writing Task 1. Do đó, bạn cần dành nhiều thời gian và cố gắng học tập, ôn luyện cho thành thạo tất cả 5 dạng bài của Writing Task 2.
Dạng Opinion hoặc Agree/Disagree là dạng bài cực kỳ phổ biến và cũng không quá khó. Dạng đề này, như tên gọi của nó, bạn dựa trên đề bài để nêu quan điểm cá nhân về việc bạn có đồng ý hay không với thông tin được đưa ra và đưa ra. Thêm vào đó, bạn cần thêm những dẫn chứng và ý để hỗ trợ quan điểm đó của bạn.
Dạng bài này thường có 2 hướng làm. Một là bạn chọn cân bằng ở giữa, có ý kiến trung lập. Hoặc hai là bạn chọn nghiêng hẳn về một bên. Tùy vào đề bài và hiểu biết của bản thân mà bạn có thể chọn hướng triển khai cho phù hợp.
Cấu trúc chung của dạng bài này sẽ thường là:
Mở bài gồm hai phần:
- General statement: Paraphrase lại đề bài
- Thesis statement: Nêu lên quan điểm của bản thân
Thân bài (Body):
- Đoạn Body 1: mặt mạnh hơn hoặc một phần của ý kiến one-sided (agree hoặc disagree) + thông tin/dẫn chứng
- Đoạn Body 2: mặt yếu hơn hoặc phần còn lại của ý kiến one-sided (agree hoặc disagree) + thông tin/dẫn chứng
Kết bài
- Diễn giải lại đề bài/mở bài
- Đưa ra một dự đoán/đề xuất.
Dạng thứ hai là dạng Advantages/Disadvantages. Đây cũng là dạng bài phổ biến yêu cầu người học phân tích ưu và nhược điểm dựa trên đề bài. Dạng bài này rất đơn giản về việc chia cấu trúc với mở bài và kết bài giống ở trên. Điểm khác ở đây nằm ở phần thân bài.
Thân bài (Body):
- Đoạn Body 1: ưu điểm + thông tin/dẫn chứng hỗ trợ
- Đoạn Body 2: nhược điểm + thông tin/dẫn chứng hỗ trợ.
Dạng thứ ba là dạng Discussion. Đây thường là một những dạng khá khó của Writing Task 2 vì bạn phải viết về cả 2 mặt của một vấn đề rồi đưa ra quan điểm riêng của bản thân. Dạng này hơi khó vì cần bạn phải có nhiều ý tưởng, thông tin và từ vựng. Với dạng này, các bạn cứ chia phần thân bài, mỗi đoạn một mặt của vấn đề, còn lại mở bài và kết bài thì không khác đi là mấy.
Dạng thứ tư là dạng Causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions. Dạng này là dạng phân tích nguyên nhân và tác động/ nguyên nhân và cách giải quyết/ hoặc vấn đề và cách giải quyết vấn đề. Đối với dạng bài này, tùy theo đề bài, mà bạn có thể đọc kỹ rồi chia phần thân bài dựa trên đó.
Dạng thứ năm là dạng Two-part question. Dạng này là dạng phối hợp hai dạng đề trong bốn loại đã được liệt kệ ở trên. Khi gặp phải dạng đề này, bạn đừng hoảng sợ mà hãy bình tĩnh đọc và phân tích đề bài cẩn thận. Đề này thật ra không quá khó vì sẽ có rất nhiều thông tin và ý để có thể triển khai. Với dạng này, bạn cũng chia phần thân bài ra thành 2 phần, mỗi phần trả lời một câu hỏi và những phần còn lại thì tương tự như trên.
Những cách để ôn luyện cho kỹ năng này là tham khảo những tài liệu như: Ideas for IELTS Topic của Simon, Sách Understanding Vocab for IELTS Writing, và Sách “Advanced Grammar In Use”. Ngoài ra, bạn cũng nên đọc thật nhiều các thể loại và cả những bài văn mẫu band điểm cao để tham khảo về mặt ý tưởng.
- Đọc thêm thông tin: IELTS Writing Task 1 Table: Cách Làm Bài Đạt Band Cao
Speaking
Với Speaking, ở giai đoạn tự học IELTS 7.0 này, với nền tảng từ việc ôn luyện part 1 và 2, bạn có thể bắt đầu ôn part 3.
Part 3 của phần thi speaking thường khá khó bởi nó yêu cầu bạn phải trả lời trong khoảng 3-8 câu, dài hơn part 1 rất nhiều. Ngoài ra, những câu hỏi cũng sẽ thường khó trả lời hơn một chút, cần nhiều thông tin và từ vựng hơn. Chủ đề của những câu hỏi của Part 3 thì thường sẽ liên quan đến câu hỏi bạn đã nhận được ở part 2. Mấu chốt của part 3 đó là bạn phải bình tĩnh lắng nghe, cố gắng trả lời đầy đủ ý và câu hỏi và hiểu câu hỏi đang hỏi mình cái gì.
Trong part 3, thường sẽ có những dạng câu hỏi yêu cầu bạn làm những điều sau đây:
- Đánh giá
- So sánh
- Đưa quan điểm
- Suy đoán
Ngoài ra, để làm Speaking dễ dàng hơn, Writing có công thức P.E.E.R thì Speaking cũng có công thức A.R.E.A mà Edmicro muốn giới thiệu cho các bạn mà có thể dùng được cho cả 3 parts của phần thi Speaking để dễ triển khai ý:
A: Answer – trả lời trực tiếp câu hỏi
R: Reason – giải thích lý do tại sao bạn lại trả lời như thế
E: Example – đưa ra ví dụ để hỗ trợ cho câu trả lời
A: Alternative – khi phù hợp thì bạn có thể đưa ra ý kiến phản bác câu hỏi hoặc thêm câu trả lời khác, ý khác liên quan
Để ôn luyện hiệu quả cho Speaking thì bạn hãy nói thật nhiều với tinh thần thoải mái và tự tin, tham khảo thêm những tài liệu như là sách How to Crack the IELTS Speaking Test của anh Đặng Trần Tùng, 31 High-Scoring Formulas To Answer The IELTS Speaking Question và 55 cues Speaking Part 2 của anh Đặng Trần Tùng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể học thêm những từ vựng để nói tự nhiên và xem các forecast đề IELTS để luyện nói theo nha.
Trên đây là những thông tin về tiêu chí chấm điểm và chiến thuật làm bài theo từng kỹ năng Edmicro gợi ý để bạn có thể tự học IELTS 7.0 và đạt band mong muốn dễ dàng trong thời gian ngắn.
Tham khảo thêm thông tin: